bitum chong tham la gi?

Tìm hiểu về Bitum chống thấm – Phương pháp thi công chống thấm bằng bitum

Bitum là một loại vật liệu chống thấm, nó đã được sử dụng từ rất lâu và cho thấy hiệu quả chống thấm tốt. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để cùng tìm […]

Bitum là một loại vật liệu chống thấm, nó đã được sử dụng từ rất lâu và cho thấy hiệu quả chống thấm tốt. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về vật liệu chống thấm Bitum và kỹ thuật chống thấm bằng bitum.

Bitum chống thấm là gì?

Bitum là một loại vật liệu hữu cơ, được chiết suất từ công nghiệp dầu mỏ, tồn tại dưới dạng lỏng, có màu đen và đặc tính nhớt. Hầu hết mọi người thường nhầm lẫn bitum với nhựa đường nhưng thực chất không phải vậy. Nhựa đường chỉ là một loại biến thể của bitum.

Bitum có trong thành phần của nhiều loại vật liệu chống thấm như màng chống thấm, keo chống thấm, sơn chống thấm,… Người ta thường phân loại bitum dựa vào nguồn gốc, xuất xứ của nó.

Các dạng bitum chống thấm

Có rất nhiều loại bitum chống thấm như màng chống thấm bitum, bitum dạng lỏng và keo bitum chống thấm…. Dưới đây là những loại vật liệu chống thấm gốc Bitum phổ biến nhất.

Màng chống thấm bitum

Màng chống thấm bitum là một loại Polyme tổng hợp được sản xuất thành từng tấm hoặc từng cuộn. Loại vật liệu này sở hữu nhiều ưu điểm như bám dính, chịu nhiệt tốt, ít bị tác động bởi thời tiết và các yếu tố khác ngoài môi trường.

Màng chống thấm bitum thích hợp sử dụng cho các bề mặt có diện tích lớn như sân thượng, sàn mái bằng, móng nhà,… Có hai loại màng chống thấm bitum tương ứng với hai phương thức thi công là màng bitum tự dính và màng bitum khò nóng.

Màng chống thấm Bitum chủ yếu dùng cho chống thấm thuận, ít sử dụng cho chống thấm ngược.

Bitum dạng lỏng

Dung dịch bitum chống thấm có hai dạng phổ biến là nhũ tương và sơn lót. Ưu điểm của dung dịch bitum là có độ bền và tính đàn hồi cao, dễ sử dụng, tạo lớp phủ liền mạch không có giáp mí. Ngoài khả năng chống thấm, bitum dạng này còn có thể chống lại các loại bụi bẩn giúp các bề mặt luôn bền đẹp, sạch sẽ.

Hiện nay, bitum dạng lỏng được rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước sản xuất như Sika, Shell,… Dung dịch bitum chống thấm có thể sử dụng cho mọi loại công trình như tường, trần nhà, khu vực bếp, nhà tắm, ban công,..

Keo bitum chống thấm

Có 2 dòng sản phẩm keo chống thấm Bitum: băng keo và keo chống thấm dạng lỏng gốc bitum. Mỗi dòng sản phẩm sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, keo chống thấm có độ kết dính cao hơn, thích hợp để bít chặt các khe hở trên mặt tường hoặc sàn.

Kỹ thuật thi công chống thấm bằng bitum chuẩn

Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều dạng vật liệu bitum chống thấm. Do đó, phương pháp thi công bitum chống thấm cũng có thể khác nhau phụ thuộc vào từng dạng vật liệu. Trong phạm vi bài viết này, Nhà Phố Xanh sẽ hướng dẫn bạn phương pháp thi công hai loại bitum phổ biến nhất ở Việt Nam.

Thi công màng bitum chống thấm

Bước 1: Dọn sạch bề mặt cần chống thấm và tiến hành đánh dấu các vị trí để trải tấm bitum.

Bước 2: Dàn đều tấm bitum xuống bề mặt đúng theo các vị trí đã đánh dấu.

Bước 3: Nếu sử dụng màng bitum dính, bạn sử dụng con lăn miết chặt lên tấm bitum để lớp màng này dính chặt vào bề mặt. Nếu dùng màng bitum dạng khò, bạn phải dùng khò hoặc tác động nhiệt để làm nóng bề mặt và tấm bitum trước khi thi công.

Thi công sơn bitum chống thấm

Bước 1: Pha loãng sơn bitum chống thấm với nước sạch theo tỷ lệ 1:0.5. Dùng hỗn hợp đã pha quét lên bề mặt cần chống thấm.

Bước 2: Chờ khoảng 2h để lớp chống thấm thứ nhất khô. Sau đó, tiến hành quét tiếp lớp chống thấm bitum thứ 2 theo tỷ lệ cứ 1m2 diện tích thì sử dụng 0.5kg.

Bước 3: Tiếp tục với lớp thứ 3 tương tự như lớp chống thấm thứ 2.

Nhìn chung, quá trình thi công bitum chống thấm khá phức tạp, mất nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật và kinh nghiệm nhất định. Vì vậy để đảm bảo việc chống thấm bằng Bitum được hiệu quả triệt để bạn nên thuê các đơn vị chống thấm uy tín có bảo hành lâu dài và giá cả minh bạch không phát sinh.

Bài viết khác