tieu chuan chong tham trong xay dung

Tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng

Chống thấm là một công đoạn trong xây dựng, vì vậy nó cũng phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn đã được đề ra. Tiêu chuẩn chống thấm giúp người thi công thực hiện đúng quy trình, tuần tự, đồng thời cũng giúp người nghiệm thu có công cụ để đánh giá chất lượng của việc chống thấm.

Phân loại Tiêu chuẩn về vật liệu chống thấm

Vật liệu chống thấm có nhiều dạng với những tính năng khác nhau. Tuy nhiên, các loại vật liệu này chủ yếu được chia thành 3 loại sau:

Phân loại theo nguồn gốc

Loại có nguồn gốc hữu cơ: Chất chống thấm hữu cơ giống như lớp áo phủ lên bề mặt, loại này thường phải xử lý theo định kỳ. Loại này chỉ bền vững khi chất chống thấm nằm sâu trong các mao quản của cấu trúc xây dựng.

Hiệu quả kháng nước cao, nếu kết hợp với lớp lưới thủy tinh sẽ chống được hiện tượng rạn nứt khá hiệu quả. Loại này thường khá thân thiện với môi trường và không độc hại. Phổ biến có vật liệu intox.

Loại có nguồn gốc vô cơ: Các chất chống thấm gốc vô cơ có khả năng thẩm thấu vào bên trong vật liệu bị thấm. Chúng có nhược điểm hiệu quả chống thấm phụ thuộc vào chất liệu bê tông tốt hay xấu.

Vật liệu vô cơ là vật liệu có gốc xi măng, bitum, AWP-30… Các loại vật liệu này chủ yếu sẽ được ứng dụng trong các loại vữa tự san, tự chảy, vữa không co ngót.

Phân loại theo trạng thái

Dạng lỏng: Bao gồm dung môi nước, dung môi hữu cơ, không dung môi.

Dạng dán: Bao gồm một thành phần, nhiều thành phần.

Dạng rắn: Bao gồm dạng hạt, dạng thanh, dạng băng, dạng tấm.

Phân loại theo nguyên lý chống thấm

Vật liệu chống thấm toàn khối: Có tác dụng ngăn chặn nguồn nước từ phía bên trong. Nó thường được trộn cùng với một số loại vật liệu khác nhằm giúp chống thấm cho cả khối vật liệu. Phương pháp này thường dùng để chống thấm tại các khu vực xung yếu như nhà vệ sinh, nhà tắm…

Vật liệu chống thấm bề mặt: Về bản chất đây là bề mặt cần chống thấm được cách ly hoàn toàn khỏi nguồn gây thấm. Nếu màng hay tấm trải Bitum bị thủng, rách thì sẽ dẫn đến bị thấm bình thường.

Vật liệu chống thấm bằng cách chèn hay lấp đầy: Giúp chèn đầy mao mạch hay các lỗ hở. Nhờ vậy, đảm bảo cho vật liệu dễ kháng ẩm, nước hiệu quả.

Có khả năng chống thấm tuyệt đối với các vật liệu thực tế.

Độ liên kết vật liệu chặt; Có khả năng chịu được áp lực nước; Có thể chịu nhiệt độ cao khi thi công ngoài trời.

Vật liệu chống thấm cần tương đối trơ với các môi trường axit; kiềm;…

Có khả năng biến đổi hay co ngót tùy theo công trình.

Tiêu chuẩn về bề mặt thi công

Đối với tất cả các hạng mục cần chống thấm thì yêu cầu đầu tiên chính là làm sạch bề mặt thi công chống thấm: làm sạch bụi bẩn, nước đọng và các chướng ngại vật gây cản trở cho quá trình thi công.

Trong trường hợp bề mặt thi công chống thấm bị lỗ rỗ, đọng nước thì không được tô đắp vữa xi măng để che phủ.

Trước khi tiến hành thi công chống thấm thì bề mặt thi công phải được để khô tự nhiên hoặc bằng các máy thổi cầm tay.

Cố định, định vị và lắp đặt các đường ống cấp thoát nước xuyên bề mặt bê tông (nếu có).

Tiêu chuẩn trong quá trình thi công chống thấm

Cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang, kính mắt,.. cho đội thi công chống.

Trước khi tiến hành chống thấm phải kiểm tra bề mặt thi công đã đảm bảo chưa.

Trộn chất chống thấm đúng theo tỷ lệ. Tuy nhiên tùy vào việc sử dụng vật liệu chống thấm (không nên pha quá loãng hoặc quá đặc) và phải được khuấy đều.

Quét lần lượt các lớp vật liệu, hóa chất chống thấm. Tuy nhiên, cần phải có thời gian chờ để bề mặt chống thấm khô, sau đó tiến hành quét lớp thứ 2.

Lưu ý: theo chiều vuông góc với lớp quét trước.

Bài viết khác