cong nghe chong tham bang composite

Chống thấm bằng công nghệ Composite – Giải pháp mới cho hiệu quả cao

Hiện nay công nghệ chống thấm bằng Composite đang được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả nhất. Vậy chống thấm bằng Composite là gì và hiệu quả của nó như thế […]

Hiện nay công nghệ chống thấm bằng Composite đang được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả nhất. Vậy chống thấm bằng Composite là gì và hiệu quả của nó như thế nào so với các phương pháp chống thấm khác?

Vật liệu chống thấm Composite

Composite là một loại vật liệu tổng hợp từ nhiều vật liệu thành phần, nó được thừa kế tính chất ưu việt của các vật liệu thành phần. Thành phần chính dùng để sản xuất ra loại vật liệu này là polime, sợi thủy tinh/amiang/silic,…và một số loại hợp chất phụ gia khác.

Ưu điểm của chống thấm Composite

  • Có khả năng chống thấm nước, chống ăn mòn hiệu quả, chống hoá chất tốt
  • Chịu nhiệt và chịu lực tốt, ít bị biến dạng dưới tác động vật lý hay cơ học từ bên ngoài
  • Độ bền cao, thời gian sử dụng có thể kéo dài tới 20 năm
  • Phù hợp với mọi kết cấu công trình như sàn nhà, sân thượng, lòng hồ bơi, trần nhà,..
  • Chi phí thấp hơn so với các loại vật liệu chống thấm khác
  • An toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường
  • Thi công đơn giản giúp tiết kiệm thời gian và chi phí

Với những ưu điểm trên, Composite được sử dụng để chống thấm cho nhiều hạng mục khác nhau như bể bơi, bể chứa nước, sân thượng, nhà vệ sinh, tường ngoài,…hay thậm chí bao gồm cả xử lý chống ăn mòn hoá học.

Quy trình chống thấm Composite

Quy trình thi công ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chống thấm bằng Composite. Thành phần pha trộn, tỷ lệ, thời gian thi công là những yếu tố quyết định đến độ bền của thành phẩm.

Mỗi loại vật liệu chống thấm Composite sẽ có kỹ thuật thi công khác nhau. Nhưng về cơ bản, quy trình chống thấm dột Composite sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và làm sạch bề mặt cần chống thấm

Làm sạch bề mặt cần chống thấm là bước đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình chống thấm Composite. Lớp Composite sẽ kết dính tốt hơn với bề mặt sạch sẽ.

Làm sạch bề mặt bằng chổi quét chuyên dụng hoặc vòi rửa cao áp tùy thuộc vào tình trạng mặt bằng. Đối với những bề mặt có vết nứt hay lồi lõm cần phải xử lý bằng cách trám xi măng hoặc đục đẽo sao cho bằng phẳng.

Bước 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu

Nhằm nâng cao hiệu quả chống thấm dột, người ta thường kết hợp vật liệu Composite cùng với xi măng theo tỷ lệ 1:1 (1kg xi măng tương ứng với 1l Composite). Sau khi trộn hai loại vật liệu này với nhau sẽ thu được một hỗn hợp dạng sệt giống như keo.

Bước 3: Thi công chống thấm Composite

Sử dụng hỗn hợp đã chuẩn bị nêu trên, quét lần lượt 3 lớp chống thấm lên bề mặt. Thời gian quét mỗi lớp cách nhau ít nhất 8 giờ. Trước khi quét lớp tiếp theo, bạn cần kiểm tra bề mặt để chắc chắn rằng lớp chống thấm trước đó đã khô và kết dính chặt chẽ với bề mặt.

Sau khi hoàn thành lớp chống thấm cuối cùng, người thi công nên phủ thêm một lớp vữa hoặc xi măng để đảm bảo hiệu quả chống thấm tuyệt đối.

Nhìn chung, đây là một giải pháp chống thấm hiệu quả và kinh tế mà bạn nên ứng dụng cho công trình của mình.

Bài viết khác